Các tài xế có đang hiểu đúng về vạch kẻ 2.2 và 3.1?
Ô tô tải jac - Vạch kẻ đường ở Việt Nam có nhiều loại, với vạch 2.2 người điểu khiển phương tiện sẽ bị xử phạt còn với vạch 3.1 có thể đè trong một số trường hơp.
Hiện nay, một số tài xế ô tô vẫn không hiểu đúng về vạch kể đường ở Việt Nam nên thường có những vi phạm dẫn đến việc bị sử phạt không đáng có.
Theo đó, tại quy chuẩn 41/2016 của Bộ GTVT có quy định rõ, vạch kẻ 2.2 là dạng vạch đơn, nét liền màu trắng và rộng 15cm. Vạch này có tác dụng để chia các làn đường cùng chiều, các phương tiện tham gia giao thông không được phép chuyển làn, lấn làn, đè lên vạch 2.2 này.
Vạch kẻ 2.2 không được phép đè
Nếu đè vạch 2.2 để chuyển làn, lấn làn thì người tham ra giao thông sẽ vi phạm lỗi "không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường" và sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với ô tô và 60.000 - 80.000 đồng đối với môtô, xe gắn máy.
Cùng với đó là vạch kẻ 3.1 dùng để giới hạn mép ngoài phần đường xe chạy hoặc phân cách làn xe cơ giới và xe thô sơ. Trên đường cao tốc, đường có bề rộng phần đường xe chạy từ 7.0m trở lên vạch trên được dùng để giới hạn mép ngoài phần đường xe chạy. Trong trường hợp dùng vạch 3.1 để phân chia giữa làn đường xe cơ giới và xe thô sơ thì phần đường phải đảm bảo đủ 1.5m, nếu không đủ sẽ không bố trí vạch phân chia làn xe cơ giới và xe thô sơ. Khi làn xe thô sơ nhỏ hơn 2.5m thì không bố trí vạch mép ngoài phần đường xe chạy phía lề đất.
Tuy từng trường hợp, người điều khiển xe cơ giới và xe thô sơ có thẻ đè vạch để thể tách làn, tuy nhiên khi tách làn phải có biển báo hoặc kết hợp sơn chữ “xe đạp” trên làn xe thô sơ và phải nhường đường cho xe thô sơ.
Ở làn đường dành riêng cho xe thô sơ chỉ được bố trí khi có mật độ xe lớn hoặc trong một số trường hợp cần thiết khác. Khi cho xe máy và xe thô sơ chạy chung làn thì sẽ có biển báo hoặc kết hợp sơn chữ “xe máy”, “xe đạp”. Lúc này, người tham ra giao thông được phép đè vạch khi cần thiết và phải nhường đường cho xe thô sơ.
Nguồn: cafeauto.vn
Bài viết khác: